Thứ bảy, ngày 27 tháng 07 năm 2024 Ngân hàng tên   Thực tế đã đặt tên   Báo cáo thống kê   Đóng góp ý kiến 

• Tên:

• Loại tên:

• Nhóm tên:

• Nhập từ khóa tìm kiếm:



Tài liệu liên quan đến công tác
đặt đổi tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ

47,977

CẬP NHẬT DỮ LIỆU


Biểu ghi số 1
- Tên 1 THÁNG 5
- Loại tên Sự kiện
- Nhóm tên Tên nhóm 1
- Nguồn tư liệu

Bách khoa toàn thư tuổi trẻ : Nhân loại - Xã hội / Thái Hoàng, Chu Quý, Ngô Văn Tuyển biên dịch. -H. :Phụ nữ, 2005. - 650 tr.; 24cm.

1 THÁNG 5

Ngày Quốc tế lao động, ngày lễ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

Vào những năm 80 thế kỷ XIX, Chủ nghĩa tư bản phát triển kéo theo sự phát triển của đội ngũ giai cấp vô sản, họ bị bóc lột và áp bức tàn tệ, ngày làm việc từ 12 - 16 giờ. Ngày 1/5/1886 tại Mỹ , hơn 30 vạn công nhân ở Thành phố Chicago và một số thành phố khác đã rầm rộ bãi công và biểu tình thị uy, buộc các nhà tư bản phải đáp ứng một phần yêu sách của công nhân trong đó có yêu sách đòi thực hiện chế độ ngày làm việc 8 giờ. Cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi bước đầu.Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã được sự ủng hộ của công nhân các nước trên thế giới.

Tháng 7/1889 tại Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai ở Pari đã thông qua Nghị quyết: Ngày 1/5/1890 những người lao động trên toàn thế giới sẽ tổ chức các cuộc míttinh và lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm hàng năm. Từ đó ngày 1/5 trở thành "Ngày Quốc tế lao động"

Biểu ghi số 2
- Tên 10 THÁNG 11
- Loại tên Sự kiện
- Nhóm tên Tên nhóm 3
- Nguồn tư liệu

Kỷ yếu Hội thảo “Vai trò lịch sử và ảnh hưởng của Chi bộ Đảng đầu tiên đối với phong trào cách mạng ở Cần Thơ và trong vùng”. - Cần Thơ: Thành ủy, 2009.- 235 tr.; 27 cm

10 THÁNG 11

Tháng 02/1928, tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên tỉnh Cần Thơ được thành lập do đồng chí Trần Ngọc Quế làm Bí thư.

Sau Đại hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đồng chí Châu Văn Liêm về nước và quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng vào ngày 07/8/1929. Trung tuần tháng 9/1929, tại căn nhà trệt ở làng Long Tuyền, tổng Định Thới, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là nhà số 34/7 đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ), diễn ra cuộc Hội nghị thành lập Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang do đồng chí Châu Văn Liêm chủ trì. Ban chấp hành Đặc ủy đầu tiên gồm các đồng chí Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Tây (Thanh Sơn), Lê Văn Sô, Nguyễn Văn Trí…, do đồng chí Ung Văn Khiêm làm Bí thư. Đặc ủy có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn vùng Hậu Giang. Chủ trương của Đặc ủy là chọn các đồng chí vững vàng trong tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên để kết nạp vào Đảng và xác lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở các xí nghiệp, trường học, đường phố và các làng ở nông thôn.

Thực hiện chủ trương trên, đồng chí Ung Văn Khiêm phân công đồng chí Hà Huy Giáp cùng đồng chí Nguyễn Văn Nhung và đồng chí Bảy Núi về đồn điền Cờ Đỏ thuộc làng Thới Đông, tổng Thới Bảo, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ) thành lập Chi bộ Đảng vào ngày 10/11/1929. Chi bộ Cờ Đỏ - Chi bộ Đảng đầu tiên của Cần Thơ đã tỏa nhanh ánh sáng của Đảng khắp các nơi trong tỉnh. Từ cuối năm 1929 đến tháng 01/1930, tỉnh Cần Thơ có 5 chi bộ, với 20 đảng viên; cùng với các tổ chức như Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên, Phụ nữ phản đế được hình thành làm nồng cốt tuyên truyền, vận động tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh.

Biểu ghi số 3
- Tên 19 THÁNG 8
- Loại tên Sự kiện
- Nhóm tên Tên nhóm 1
- Nguồn tư liệu

Đại cương lich sử Việt Nam : Toàn tập; Từ thời nguyên thủy đến năm 2000 / Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn. - H. :Giáo dục, 2003. - 1175 tr. ; 24 cm

19 THÁNG 8

Đầu tháng 8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ngày 16/8/1945 Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập đã khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đã ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa, Đảng quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tại Hà Nội, Ủy ban khởi nghĩa quyết định khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19/8/1945. Sáng 19/8, hàng chục vạn nhân dân tập trung tại Nhà hát lớn . Đúng 11 giờ ngày 19/8, Ủy ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mittinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền, quần chúng cách mạng với sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm các cơ quan đầu não của địch. Tối 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Biểu ghi số 4
- Tên 20 THÁNG 11
- Loại tên Sự kiện
- Nhóm tên Tên nhóm 3
- Nguồn tư liệu

Bạn biết gì về những ngày lễ - kỷ niệm trong năm ? / Nhiều tác giả. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2002. - 106tr.; 19cm

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Tháng 8/1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vácsava (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lý giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958, Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước. Ngày 20/11 dần dần khắc sâu vào trí nhớ, tình cảm của mọi người, trở thành hành động tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo nữa.

Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự thống nhất hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước. Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy giáo, cô giáo. Các em đã hưởng ứng ngày 20/11 hàng năm bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy giáo, cô giáo cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các giáo viên hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống Nhà giáo Việt Nam.

Quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20/11 từ nay làm NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 đã qua, hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các nhà giáo. Quyết định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, của Nhà nước về vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc. Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký lệnh công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật… (trong đó có các sách giáo khoa cho các trường học) và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hóa, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp… có thành tích xuất sắc.

Biểu ghi số 5
- Tên 22 THÁNG 12
- Loại tên Sự kiện
- Nhóm tên Tên nhóm 3
- Nguồn tư liệu

Bạn biết gì về những ngày lễ - kỷ niệm trong năm / Nhiều tác giả.- Tp. HCM: Nxb Trẻ, 2002.- 106 tr.

NGÀY THÀNH LẬP QUÂN DỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

Đến năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941, Người chủ tọa hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó. Hội nghị quyết định thành lập mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh hội” gọi tắt là Việt Minh, xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang để chuẩn bị tranh thủ thời cơ, đi từ “khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương” để “mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn giành chính quyền trong cả nước”.

Sau hội nghị ấy, đội du kích Bắc Sơn được đổi tên là Cứu quốc quân. Ngày 15/9/1941, trung đội Cứu quốc quân 2 được thành lập tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá, châu Vũ Nhai, tỉnh Lạng Sơn. Đầu năm 1944, căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai mở rộng sang châu Sơn Dương (Tuyên Quang) và trung đội Cứu quốc quân 3 được thành lập ngày 25/2/1944 ở Khuổi Kịch, Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).

Giữa năm 1944, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mau lẹ. Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công thắng lợi trên nhiều mặt trận. Tháng 8/1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “cầm vũ khí, đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sục sôi khắp nơi. Cuối năm 1944, nhân dân vùng Cao - Bắc - Lạng sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa.

Tháng 10/1944, sau một thời gian ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Cao - Bắc - Lạng. Người nói: “Thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới… Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay, chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên”.

Để đáp ứng yêu cầu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong chỉ thị ghi rõ: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ các du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội quân chủ lực…

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác.

Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang… nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước chúng ta…”

Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại châu Nguyên Bình, Cao Bằng, trong một khu rừng nằm giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo và tuyên bố thành lập Đội. Đội gồm 34 người (có 3 nữ) chia thành 3 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Vũ khí của đội gồm có 34 khẩu súng các loại. Sau lễ thành lập, toàn đội đã ăn một bữa cơm nhạt, không rau không muối để tượng trưng cho tinh thần chịu đựng gian khổ của người chiến sĩ cách mạng.

Năm 1990, theo Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, ngày 22/12 hàng năm trở thành ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Có 691 biểu ghi /
NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CẬP NHẬT NGÀY 10/02/2024

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ -